Menu
0912.39.82.86 choxenang.vn@gmail.com

Các bước làm kiểm định xe nâng bạn cần biết

Xe nâng nói chung và các thiết bị máy móc động cơ nói chung là những thiết bị bắt buộc phải kiểm định theo thông tư số Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH . Nhưng bạn là người lần đầu mới mua xe hoặc đã sử dụng xe lâu rồi nhưng chưa biết đến quy định này hoặc bạn chưa biết làm kiểm định ở đâu, giá kiểm định xe nâng như thế nào, nhưng loại xe nâng nào cần phải làm kiểm định…

Hôm nay Chợ Xe Nâng xin được chia sẻ các bạn các kiểm định xe nâng là gì và các bước để thực hiện kiểm định xe nâng.

  1. Kiểm định xe nâng là gì?

Kiểm định xe nâng là quá trình Test, đánh giá kiểm tra tình trạng kĩ thuật của xe dựa trên các quy định hiện hành nhằm đảm bảo kĩ thuật an toàn trong quá trình đưa vào vận hành và sử dụng tại các kho bãi.

kiểm tra sơ bộ bên ngoài

kiểm tra sơ bộ bên ngoài

  1. Các loại xe nâng cần kiểm định

Xe nâng hàng: Là các dòng xe nâng chạy bằng động cơ dầu hoặc điện, được sử dụng để nâng pallet hàng hóa lên các phương tiện cũng như di chuyển nội bộ trong phạm vi nhà máy…

Xe nâng người: Là thiết bị chuyên dụng đưa người lên trên cao làm việc và thi công tại các công trình cũng như sửa chữa thay thế thiết bị hỏng trên cao.

  1. Tại sao việc kiểm định xe nâng lại bắt buộc

Nhiều người khách hàng đặt câu hỏi tại sao đây là điều bắt buộc, xe thuộc sở hữu cá nhân của tôi mà. Nhưng có những lợi thế mà bạn chưa biết khi làm kiểm định.

  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hàng hóa: Việc tai nạn lao động là điều không ai muốn. Nhưng một chiếc xe bị lỗi mà mình không biết thì dẫn đến mất an toàn lao động ảnh hưởng tới người sử dụng cũng như hàng hóa.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật: Nếu một ngày đẹp trời mà bị kiểm tra an toàn lao động mà chưa có kiểm định an toàn xe thì chắc chắn bạn sẽ không được vui.
  • Có đủ căn cứ cho khách hàng, cho bên bảo hiểm, cũng như cho ngân hàng khi cần thiết.
thử tải khi kiểm định xe nâng

thử tải khi kiểm định xe nâng

  1. Xe mới có cần kiểm định không, khi nào cần làm kiểm định?

Vì việc này là bắt buộc, nên xe mới hay xe cũ đều cần làm kiểm định hết.

Kiểm định xe mới: Xe nâng là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm nghặt về an toàn.

Chính vì điều này, ngay sau khi mua xe mới, bạn cần phải gọi một đơn vị kiểm định hoặc bên bán xe sẽ thuê dịch vụ làm kiểm định cho bạn. Đây được gọi là kiểm định lần đầu sau đó bên kiểm định sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện làm việc. Giấy chứng nhận này có thời hạn nhé.

Kiểm định xe cũ: Quy trình kiểm định xe cũ có phần phức tạp hơn xe mới. Do đã qua quá trình sử dụng, nên việc kiểm định sẽ nhiều vấn đề đề hơn.

Kiểm định định kì: Theo quy định đối với xe mới không quá 3 năm phải kiểm định lại, còn đối với xe nâng cũ thì thời gian kiểm định là 6 tháng đến 1 năm. Tùy vào tình trạng của xe mà bên kiểm định sẽ cấp giấy chứng nhận.

Kiểm định bất thường: Loại kiểm định này thường được áp dụng đối với dòng xe nâng cũ. Vì trong quá trình sử dụng không thể tránh được việc hao mòn việc kiểm định tránh được các lỗi lớn dẫn đến mất an toàn lao động.

  1. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn có giá trị bao lâu

Thời hạn kiểm định xe nâng theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016 là 1 năm đến 2 năm tùy từng loại xe cụ thể.

  • Đối với các dòng xe nâng người là 01 năm. Do đưa người lên cao làm việc nên phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Đối với các dòng xe nâng hàng là 02 năm. Nhưng nếu xe sử dụng đã lâu trên 10 năm thì thời gian kiểm định là 1 năm là phải kiểm định lại.
cấp giấy chứng nhận kiểm định xe nâng

cấp giấy chứng nhận kiểm định xe nâng

  1. Các bước tiến hành kiểm định bạn cần nắm được

    • Kiểm tra giấy tờ hồ sơ xe nâng

Đối với xe mới: Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng do nhà máy sản xuất cấp hoặc bên bán hàng cung cấp.

Đối với xe cũ: Kiểm tra nhật kí trong quá trình sử dụng như sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra hồ sơ lần kiểm định trước đó.

  • Tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài vỏ xe

– Đánh giá sơ bộ bao gồm sơn, ghi nhãn, tem

– Tiến hành xem xét khung gầm, thân vỏ

– Kiểm tra hệ thống thủy lực, ống thủy lực có bị cong vênh, bóp méo không…

– Kiểm tra hệ thống càng nâng, xích nâng, khung nâng.

– Test bộ phận cơ cấu truyền chuyển động bao gồm cầu xe bánh xe…

– Hệ thống an toàn như phanh xe, đèn còi tín hiệu, gương chiếu hậu, điện phát quang nếu có

– Kiểm tra cẩn thận cơ cấu mang tải bằng hệ thống siêu âm hoặc bột từ.

  • Vận hành có tải và không tải

Sau khi tiến hành bước 6.2 đạt yêu cầu sẽ tiếp tục thử vận hành có tải và không tải.

Thử không tải: Cho xe vận hành bình thường, để kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc xem có vấn đề gì khác thường không.

Việc này để kiểm tra phần thủy lực như ống dẫn dầu, bơm dầu, hê thống truyền lực, bơm cao áp, điện, phanh…

Thử có tải: Test tải tĩnh bằng 125% SWL và thử tải động ở mức 110%SWL

 Test hệ thống  phanh tay ở mức tải 100% SWL trên đoạn đường có độ dốc tối thiểu 20% trong thời gian 1 phút xem có bị trôi trượt không.

  • Tiến hành ghi chép sử lý kết quả và cấp giấy chứng nhận

Các bước làm kiểm định bên trên cần phải được thực hiện đúng chuẩn theo quy định an toàn. Nếu có sai sót bên kiểm định hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nếu phát hiện có lỗi, cần đưa vào sữa chữa bảo dường để xe có thể làm việc an toàn nhất.

Thời gian cấp giấy chứng nhận trong vòng một tuần tùy từng đơn vị kiểm định.

  1. Đơn vị sở hữu cần chuẩn bị gì?

  • Xe cần kiểm định (nên để xe nghỉ ngơi 1 ngày)
  • Giấy tờ liên quan bao gồm hồ sơ kiểm định trước, sổ nhật kí đối với xe cũ. Còn với xe mới cần chuẩn bị giấy tờ nhập khẩu của xe, giấy chứng nhận xuất xưởng, Co, Cq…
  • Bố trí tài xế, người làm chứng
dán tem lên xe khi kiểm định xong

dán tem lên xe khi kiểm định xong

  1. Làm kiểm định ở đâu?

Việc kiểm định không phải chỉ có đơn vị trực thuộc nhà nước mới làm được. Đây là một hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ có những đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới được thực hiện công việc này.

Chính vì thế có rất nhiều đơn vị làm kiểm định. Cách nhanh là làm việc luôn với bên bán xe để họ giới thiệu các đơn vị làm kiểm định.

  1. Giá kiểm định xe nâng

Về giá và chi phí khi làm kiểm định xe nâng đã được quy định rõ theo thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH. Chi phí phụ thuộc vào tải trọng nâng của xe và chi phí phát sinh do quá trình di chuyển xa hay gần.

Trên đây CHỢ XE NÂNG chia sẻ về các bước khi tiến hành làm kiểm định xe. hy vọng có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích. xin cảm ơn

Trần Quốc Tuấn

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc kiểm tra chất lượng và lựa chọn dòng xe nâng phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã thành lập Công ty Chợ Xe Nâng với mong muốn đưa những sản phẩm tốt nhất và giá trị nhất cho người tiêu dùng Việt Nam

Thiết kế website bán hàng bởi Web Bách Thắng