Menu
0912.39.82.86 choxenang.vn@gmail.com
Sản Phẩm
Lốp Xe Nâng Mới Về để Phục Vụ Anh Em

Lốp Xe Nâng Nhập Khẩu chất lượng giá rẻ tại hà nội và tp hcm

Mua xe nâng

Nhập khẩu và phân phối lốp xe nâng các loại

Sản phẩm chất lượng

Bảo hành dài hạn

Rõ ràng nguồn gốc xuất xứ

Giao hàng nhanh chóng tại hà nội và tp hcm

dat-hang-300x110

Lốp xe nâng là một trong những những phụ tùng tiêu hao, cần được kiểm tra thường xuyên, nếu cần phải được thay thế ngay. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lốp xe khác nhau. Để bạn có thể hiểu hơn về các loại bánh xe nâng chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một vài thông tin để bạn có thể dễ dàng chọn và mua loại phù hợp. Lốp xe nâng chủ yếu phục vụ cho xe nâng dầu và xe nâng điện ngồi lái. Còn các loại xe đứng lái sẽ sử dụng loại bánh khác.

Lốp (vỏ) xe nâng là gì

Lốp xe nâng là bộ phận truyền chuyển động, chịu toàn bộ tải trọng của xe và hàng hóa. Là bộ phận tiêu hao vì thế cần phải được kiểm tra và thay thế định kì.

Ý nghĩa thông số trên lốp xe nâng

Thông thường trên vỏ xe nâng thấy những dòng chữ thương hiệu như casumina, bridgestone, kumakai, Pio, hay Srilanka và một dòng số như 6.00-9-10PR, 6.5-10-10PR, 7.00-12-12PR. Vậy những thông số này có gì đặc biệt và hiểu nó như thế nào

Ví dụ kumakai 7.00-12-12PR thì

7.00 nghĩa là bề rộng của mặt lốp.

12 là đường kính vành bên trong lốp hay được anh em kĩ thuật gọi là đường kịnh la zăng (đơn vị tính bằng inch)

Còn 12PR là số bố thép trong lốp số lượng là 12 thanh.

Ngoài kí hiệu lốp bên trên còn kí hiệu khác nữa như 18×7-8-12pr ở đây đơn vị tính bằng inch

– 18 là chiều cao của lốp

– 7 là bề rộng của lốp

– 8 là đường kính la zăng

– 12PR là số thép bên trong

ý nghĩa thông số kĩ thuật trên lốp xe nâng

ý nghĩa thông số kĩ thuật trên lốp xe nâng

Phân loại lốp xe nâng

Lốp xe nâng có nhiều loại khác nhau, nhưng việc phân loại chủ yếu là lốp đặc và lốp hơi, mỗi loại lốp đều có những ưu và nhược điểm riêng và phù hợp cho từng loại địa hình khác nhau. Hãy xem cấu tạo của chúng thế nào nhé

Lốp đặc xe nâng

Lốp đặc được đúc nguyên khối, nên có tuổi thọ cao hơn, không bị thủng săm hay xì hơi trong khi làm việc. Nhưng lốp đặc có giá thành cao hơn, sử dụng tốt nhất với mặt phẳng, đối với bề mặt gồ ghề, lốp đặc thường chị sóc xe.

Cấu tạo lốp đặc xe nâng bao gồm

Phần bề mặt lốp bên ngoài: Được xẻ rãnh hay còn gọi là lớp gai, việc xẻ rãnh giúp tăng cường ma sát với mặt đường chống trơn trượt khi di chuyển và làm việc.

Lớp cao su thứ nhất: đây là lớp cao su có độ cứng rất lớn, chịu nhiều tải trọng và là phần để tăng độ giày của lốp xe lên.

Lớp cao su bên trong và phần tanh lốp được đan vào nhau. Được chế tạo từ cao su đặc biệt, có khả năng chị độ nén cao và rất cứng bám chặt với mâm ép la zăng.

Trên đây là cấu tạo lốp đặc xe nâng để bạn có thể tham khảo và biết thêm về dòng lốp này

cấu tạo lốp đặc xe nâng

cấu tạo lốp đặc xe nâng

Lốp hơi xe nâng

Lốp hơi có khả năng và tốc độ di chuyển nhanh, khả năng bám dính với mặt sàn làm việc tốt. Sử dụng được nhiều địa hình khác nhau có giá thành rẻ hơn lốp đặc. Nhưng với mặt sàn gồ ghề nhiều sắt nhọn như công trường thì lốp hơi hoạt động lại kém hơn.

Cấu tạo của lốp hơi xe nâng bao gồm các phần sau

Gai lốp: là phần bên ngoài tiếp xúc với mặt sàn di chuyển, phần bề mặt được xẻ rãnh và cắt theo độ rộng khác nhau, tùy từng kích thước từng loại lốp.

Bên hông lốp: là phần co giãn được, có khả năng đàn hồi và chịu lực tốt nhất. Khi nâng tải trọng lớn hoặc vấp đá, bên hông thường lồi hơn một chút.

Lớp cao su bên trong: không chịu lực nhiều lắm, nhưng có tác dụng làm kín khí, chống nước lọt vào trong. Thường được làm nhẵn vì tiếp xúc trực tiếp với săm bên trong cùng.

Bố đỉnh và bố chính được thiết kế hướng tâm cho lốp vận hành mạnh mẽ và an toàn.

cấu tạo lốp hơi xe nâng

cấu tạo lốp hơi xe nâng

Kích thước lốp xe nâng

Xe nâng điện và xe nâng dầu diesel ngồi lái có nhiều kích thước khác nhau, việc kích thước bánh lớn hay nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào tải trọng nâng và thiết kế của xe. Mỗi xe đã được xác định sẵn một kích thước lốp khác nhau. Dưới đây là một số kích thước lốp thông dụng nhất.

Lốp xe nâng 4.00-8, 5.00-8, 6.00-9, 7.00-12, 21×8-9, 18×7-8, 16×6-8, 6.50-10, 23×9-10, 250-15, 3.00-15, 6.00-15, 8.25-15, 7.50-16

Trên đây là một số loại vỏ xe nâng thông dụng nhất và là lựa chọn của nhiều đơn vị sử dụng xe nâng tại việt nam.

kích thước chụp thực tế từ lốp xe nâng nexen

kích thước chụp thực tế từ lốp xe nâng nexen

Kinh nghiệm lựa chọn lốp xe nâng

Lốp xe nâng là phụ tùng tiêu hao nên chính vì thế việc mua lốp xe nâng rất quan trọng tránh tình trạng đang sử dụng mà lốp bị hư.

Theo đúng chủng loại lốp thiết kế của xe

Điều này hoàn toàn đúng và cần phải được tuân thủ. Vì mỗi chiếc xe nâng đã được thiết kế đúng tiêu chuẩn về tải trọng chiều cao, vì thế lốp xe cũng cần tương xứng.

Bạn chú ý quan sát trên vành lốp luôn có một dãy số, ví dụ như 600-12… đó chính là thông số kĩ thuật lốp cần thay.

Theo hãng sản xuất: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hãng lốp khác nhau, ví dụ như hàng việt nam có Casumina, Pio của Thái, Srilanca… rất nhiều thương hiệu làm người dùng khó chọn lựa. Mỗi hãng sản xuất đều có những tiêu chuẩn và ưu điểm riêng. Bạn có thế liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm

Giá lốp xe nâng

Hiện nay, giá lốp xe nâng sẽ rất khó để nói, vì phụ thuộc vào kích thước từng loại lốp, bên cạnh đó nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu cũng ảnh hưởng nhiều tới giá bán.

Nhưng nói chung lốp xe nâng có giá trên dưới  5 triệu đồng.

Giá lốp xe nâng cũ rẻ hơn, nhưng chúng tôi khuyên không nên dùng vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình vận hành.

kho lốp xe nâng

kho lốp xe nâng

Cách sử dụng lốp xe nâng

Bơm hơi: Đối với dòng xe nâng bánh hơi, việc bơm hơi và cân 4 bánh rất quan trọng để xe cân đối và vận hành trơn chu. Việc bơm hơi, nên đảm bảo an toàn, tránh việc nổ lốp, tốt nhất là nên bỏ bánh vào lồng trước khi bơm.

Khi lắp bánh lốp xe nâng phải có máy ép lốp phù hợp với công suất của lốp, vì công suất quá lớn gây đến biến dạng lốp và không sử dụng được.

Khi nào cần phải thay lốp: Đối với lốp hơi, Không sử dụng các loại lốp bị nứt, bị rách, hoặc mòn hết đến hết phần gai. Còn đối với lốp đặc sử dụng tam giác thứ 2 tên thành lốp là báo hiệu phải thay lốp mới.

Thời điểm thay lốp không giới hạn bởi số giờ hoạt động của xe, hay thời gian cố định nào cả mà phụ thuộc vào độ hao mòn của lốp. Độ hao mòn của lốp phụ thuộc vào môi trường làm việc và cách người vận hành.

Xoay vòng lốp: 4 lốp xe có độ ăn ma sát khác nhau, tùy tải trọng và góc cua của từng xe nên việc xoay vòng và cân 4 lốp vừa đảm bảo việc sử dụng trơn chu và tiết kiệm.

Quá tải: Đây là điều tối kỵ không chỉ ở bánh xe nâng mà hầu hết các bánh xe khác. Việc quá tải hay không cân tải rất dễ dãn đến tình trảnh nứt bánh xe, nổ lốp bánh xe và nhiều hệ lụy khác nữa. Chính vì thế bạn cần phải cân nhắc trước khi nâng quá tải trọng.

lốp xe nâng mới về để phục vụ anh em

lốp xe nâng mới về để phục vụ anh em

Tốp 6 thương hiệu lốp xe nâng tốt nhất

Hàng Nhật: Có các thương hiệu lớn như lốp xe nâng Achi, Lốp xe nâng Bridgestone (Bs)

Hàng Thái: Có một vài thương hiệu lớn như Lốp xe nâng Pio, Lốp xe nâng Tokai, Lốp xe nâng Kumakai

Hàng Ấn độ: Bạn có thể chọn lựa lốp xe nâng Ornet hoặc tungal

Lốp xe hàn quốc: Heung-ah, Nexen đều là thương hiệu mạnh

Lốp xe nâng Srilanka: Berounan

Lốp xe nâng Casumina: Việt Nam

Đây là những quốc gia sản xuất lốp xe nâng với những thương hiệu uy tín nhất.

Chợ xe nâng chuyên cung cấp các loại bánh xe nâng, lốp xe nâng đặc và hơi. Hàng đảm bảo chất lượng với giá hợp lý nhất. Ngoài ra chúng tôi bán phụ tùng xe nâng các loại của các hãng Toyota, Komatsu, Nichiyu, Mitsubishi

Thông tin trên có hữu ích cho bạn?
[Người đánh giá: 22 Số sao: 2.5]
Thiết kế website bán hàng bởi Web Bách Thắng